logo
3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD? 

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD? 

Microsoft gần đây đã cho ra mắt tới người dùng phiên bản Surface Laptop 5. Qua bao nhiêu năm kể từ phiên bản tiền nhiệm trước đấy thì hãng vẫn giữ nguyên không thay đổi thiết kế cũ. Nhưng điểm khác biệt trong bản lần này đó là sẽ không có sự xuất hiện của chip AMD mà thay thế hoàn toàn bằng chip Intel. Bài viết dưới đây Đăng Vũ Surface sẽ chia sẻ tới mọi người về 3 lý do tại sao Surface Laptop 5 không còn sử dụng CPU AMD? Các bạn cùng tham khảo nhé.

Tổng quan về Surface Laptop 5

Thiết kế bên ngoài của Laptop 5 về cơ bản không có khác biệt gì so với Surface 4

Surface Laptop 5 vẫn giữ nguyên thiết kế cũ nhưng không bán cùng chip AMD

Surface Laptop 5 được Microsoft giới thiệu tới mọi người vào ngày 25/10 vừa qua. Đây là mẫu Surface mới nhất của hãng. Thiết kế bên ngoài của Laptop 5 về cơ bản không có khác biệt gì so với phiên bản Surface 4 trước đây. Nhưng điều này hoàn toàn không phải vấn đề cần xem xét khi thiết bị vẫn sở hữu thiết kế bắt mắt, chất liệu tốt và tỉ lệ màn hình hiển thị hoàn hảo.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thiết kế chi tiết của sản phẩm Surface laptop 5 thì có thể đọc bài: "Đánh giá nhanh Surface Laptop 5: Đỉnh cao thiết kế nhưng vẫn cần nhiều hơn thế " để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!

Surface Laptop 5 vẫn giữ nguyên thiết kế cũ nhưng không bán cùng chip AMD

Điểm khác biệt của Surface 5 đó chính là hãng đã cho thay đổi bộ vi xử lý bên trong. Ở thế hệ tiền nhiệm trước, người sử dụng sẽ được quyền lựa chọn 1 trong 2 phiên bản CPU đó là chip Intel or AMD. Nhưng ở phiên bản Surface Laptop 5 này thì mọi người chỉ có 1 lựa chọn duy nhất đó là CPU Intel dòng Alder Lake U (giúp tiết kiệm điện năng).

Hãng cũng đã có thông báo rằng, AMD là đối tác lâu dài của Microsoft và hãng sẽ tiếp tục ứng dụng con chip này đối với những dự án khác, còn với Surface Laptop 5 hãng vẫn áp dụng duy nhất dòng CPU Intel này mà thôi.

Thông số Surface Laptop 5

 

Kích thước

  • 13.5 inch: 30.8 x 22.3 x 1.45 cm
  • 15 inch: 34.0 x 24.4 x 1.47 cm

Màn hình

  • 13.5” (2256 x 1504) PixelSense cảm ứng
  • 15” (2496 x 1664) PixelSense cảm ứng

CPU

13.5 inch:

  • Intel® Core™ i5-1235U thế hệ 12
  • Intel® Core™ i7-1255U thế hệ 12

15 inch:

  • Intel Core™ i7-1255U thế hệ 12

Bộ nhớ 

  • 256GB, 512GB, 1TB

RAM

  • 8GB/16GB

Đồ họa

  • Intel Iris Xe

Cổng kết nối

  • 1 x Type C
  • 1 x USB A
  • 1 x jack âm thanh
  • 1 xThunderbolt 4

Màn hình

Surface laptop 5 sẽ được hãng bán ra với 2 mẫu màn hình là 13.5” và 15”. Thiết bị sử dụng công nghệ màn hình PixelSense, với độ phân giải là 2256×1504 ( mẫu 13.5”) và 2496×1664 (mẫu 15”), tỉ lệ 3:2. Surface 5 có trải nghiệm hiển thị HD tốt hơn bởi sản phẩm được ứng dụng công nghệ màn hình nâng cao là Dolby Vision IQ. 

Surface laptop 5 sẽ được hãng bán ra với 2 mẫu màn hình là 13.5” và 15”

Cổng kết nối

Surface Laptop 5 đã được Microsoft trang bị 1 cổng Type C, 1 USB-A, rắc âm thanh 3.5mm và đặc biệt ở phiên bản này thì hãng đã cho thiết bị thêm cổng Thunderbolt 4 (USB 4) mới. Kết nối không dây của máy cũng được thay đổi bằng Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1.

Bộ xử lý

Yếu tố này chính là sự thay đổi nổi bật nhất của thiết bị Surface Laptop 5. Tại phiên bản này thì Microsoft đã loại bỏ chip AMD và thay thế hoàn toàn bằng Core i5-1235U cùng i7-1255U 15W của chip Intel.

Bộ xử lý này có 10 lõi (2 tiết kiệm điện; 8 hiệu suất cao)

Bộ xử lý này có 10 lõi (2 tiết kiệm điện; 8 hiệu suất cao) hứa hẹn sẽ cho khả năng xử lý nhanh hơn so với phiên bản tiền nhiệm của nó và cũng giúp tiết kiệm pin hơn. Đồ họa Intel Iris Xe tuy rất tốt nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những tác vụ cao, nếu mẫu máy 15” có 1 biến thể GPU rời thì chắc chắn sẽ đáp ứng được cho nhiều người dùng hơn.

Để thử sức chạy của máy đối với những tác vụ cao cấp. So với mẫu tiền nhiệm Surface Laptop 4 sử dụng CPU AMD thì mẫu Intel của Laptop 5 năm nay có hiệu suất tác vụ đơn nhân và đồ họa tốt hơn so với người đàn anh của nó. 

Bộ xử lý này có 10 lõi (2 tiết kiệm điện; 8 hiệu suất cao) hứa hẹn sẽ cho khả năng xử lý nhanh hơn

Bên cạnh đấy chính Microsoft cũng đã phủ nhận việc cho ra version AMD Ryzen 5000 series. RAM của Surface Laptop 5 là loại LPDDR5 với dung lượng 8GB/16GB/32GB, SSD cũng có 3 loại 256GB/512GB/1TB. Với CPU Intel Core i7-1255U/16GB và ổ SSD là 512GB. 

Điểm cộng của Laptop 5 là không xảy ra tình trạng sinh nhiệt ở các khu vực bàn phím

Điều này đồng nghĩa với việc Surface Laptop 5 hiện được thiết kế phù hợp cho đối tượng người làm việc văn phòng, nghe nhạc, xem phim hay các tác vụ Photoshop cơ bản… cần hiệu suất xử lý tốt chứ không hướng tới người dùng sử dụng cho thiết kế, creator yêu cầu hiệu năng cao. Điểm cộng của Laptop 5 là không xảy ra tình trạng sinh nhiệt ở các khu vực bàn phím và khung xung quanh thiết bị.

Thời lượng pin

Về yếu tố thời lượng pin, Surface Laptop 5 hoạt động được trong thời gian liên tục 7 tiếng 51 phút với mức sáng màn hình đặt ở mức trung bình. Với lượng thời gian này thì pin của thiết bị Laptop 5 đã dài hơn 3 tiếng so với Surface Laptop 4 sử dụng CPU AMD năm ngoái, dù cho cả 2 sản phẩm này đều có phần pin tương đồng với nhau.

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Dưới đây sẽ là 3 nguyên nhân mà hãng không sử dụng chip AMD cho Surface Laptop 5. Cùng Đăng Vũ Surface điểm qua nhé!

Quá nhiều biến thể, làm khó người sử dụng lựa chọn

Hiện nay CPU của AMD có khá nhiều dòng chip khác nhau là AMD Ryzen; AMD FX; AMD Athlon; AMD Threadripper; AMD Epyc. Việc có quá nhiều biến thể như vậy sẽ khiến cho người sử dụng khó hơn trong việc lựa chọn.

Quá nhiều biến thể, làm khó người sử dụng lựa chọn

Nóng và tốn pin hơn intel 

Các con chip AMD khi hoạt động thường thải nhiệt độ ra bên ngoài bởi chúng không sử dụng hệ thống tản nhiệt giúp làm mát thiết bị. Cụ thể, Tại CPU AMD thì quạt vẫn là yếu tố giúp tản nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định cho máy nên vẫn tạo ra tiếng ồn khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của người dùng.

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Với mức tiêu thụ năng lượng và nhiệt của CPU AMD so với CPU Intel, Process Node 7nm của chip AMD luôn khiến cho mức tiêu thụ điện năng cao hơn. Điều này khiến cho quá trình sinh ra nhiệt nhiều hơn. Vậy nên, người dùng sẽ cần bộ làm mát có công suất mạnh hơn để có thể xử lý lượng nhiệt mà các chip AMD tỏa ra.

Nóng và tốn pin hơn intel 

Về vấn đề này thì CPU Intel đã cải tiến Process Node 14nm giúp tăng cường hơn 70% tỷ lệ điện năng trên hiệu suất suốt từ khi có mặt trên thị trường. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà mọi CPU mới nhất của chip Intel được biết đến với mức tiêu thụ điện năng và nhiệt cao. Đấy là vì chip Intel đã phải nâng cao năng lượng hơn với mỗi thế hệ chip để mang tới hiệu suất cao hơn khi đối đầu với dòng chip AMD đang được ứng dụng mạnh mẽ.

CPU Intel đã cải tiến Process Node 14nm giúp tăng cường hơn 70% tỷ lệ điện năng

CPU AMD được thừa kế ưu điểm từ Node 7nm của TSMC nên hiệu quả sẽ cao hơn so với node 14nm của CPU Intel. Nhưng chính AMD đã đánh mất 1 vài lợi thế đấy trong những CPU dòng Ryzen 3000 và 5000. Nhận định chung lại thì chip 7nm của AMD tiêu thụ ít năng lượng và cung cấp hiệu suất năng lượng cao hơn nhiều so với Intel. Vậy nên người dùng sẽ hoàn thành lượng công việc nhiều hơn trên mỗi watt điện năng tiêu thụ và yêu cầu làm mát của CPU AMD thì gần như không quá lớn.

CPU AMD ko trang bị được cổng thunderbolt 4 như CPU intel

Khi nhắc tới các cổng kết nối được trang bị trên mọi dòng laptop hiện đại, thì chắc hẳn mọi người sẽ thường thấy phổ biến nhất là USB-A, USB-C và Thunderbolt. Các cổng kết nối này sẽ có số lượng không giống nhau tùy vào mỗi thiết bị khác nhau. Thường thì thông dụng nhất là các cổng USB-A, USB-C rồi mới tới Thunderbolt - bản mới nhất là Thunderbolt 4.

CPU AMD ko trang bị được cổng thunderbolt 4 như CPU intel

Xét theo ứng dụng, cổng Thunderbolt 4 sẽ được hiểu đơn giản nhất đó là “tất cả trong một”, được nâng cao hơn từ chuẩn Thunderbolt 3 và ứng dụng hình thức cổng kết nối USB-C. Hiện nay USB-C đang được áp dụng phổ biến hơn trong các dòng máy tính nhằm thay thế cho cổng kết nối cũ, không những tiện lợi trong khi dùng mà còn giúp cho thiết kế bên ngoài máy được mỏng gọn hơn. Thunderbolt 4 có khả năng tương thích ngược với mọi version trước, còn với cổng Thunderbolt 1, 2 thì mọi người sẽ cần sự hỗ trợ của công cụ chuyển đổi adapter.

CPU AMD ko trang bị được cổng thunderbolt 4 như CPU intel

Intel đã công bố cổng Thunderbolt 4 vào đầu năm 2020, và đã cho ứng dụng trên mọi dòng laptop sử dụng bộ xử lý Intel Core thế hệ 11 cho tới giờ. Giống như những bản trước, Thunderbolt 4 giúp truyền tải tín hiệu PCI Express, DisplayPort và USB chỉ cần duy nhất 1 cáp kết với chiều dài lên tới 2m. 

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Theo Đăng Vũ Surface biết thì Thunderbolt 4 đã tăng yêu cầu băng thông truyền tải PCIe ít nhất lên gấp đôi (32 Gbps) so với Thunderbolt 3 (16 GBps) giúp bổ sung tính năng hỗ trợ 2 màn hình 4K ở tần số quét là 60Hz qua giao thức DisplayPort 1.4. Hơn nữa, Thunderbolt 4 cũng được trang bị thêm các cải tiến tiện lợi như khởi động lại PC từ Sleep, hỗ trợ phụ kiện lên tới 4 cổng Thunderbolt và giúp bảo vệ Intel VT-d DMA dành cho thiết bị máy ảo.

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Thunderbolt 4 giúp băng thông hai chiều lên tới 40 Gbps, và trở thành cổng truyền dữ liệu cho 2 hệ thống PC, hay từ SSD or GPU gắn ngoài vào hệ thống chính. Ngoài ra Thunderbolt 4 còn giúp khả năng sạc nhanh, giải quyết vấn đề tối ưu cổng cắm và dây phụ kiện rườm rà gây khó chịu cho người dùng mỗi khi phải mang theo. 

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Microsoft đã nhanh chóng tận dụng Thunderbolt 4 cho Surface laptop 5 giúp cho phép thiết bị tăng cường thêm các kết nối cần thiết - thứ vốn khá hiếm và được lược bỏ bớt do nhu cầu sử dụng máy siêu mỏng nhẹ như hiện nay, bạn chỉ cần kết nối qua 1 cổng duy nhất là Thunderbolt 4. Bên cạnh ứng dụng này cũng hỗ trợ khả năng sạc ở mức công suất lớn nhất đó là 98 W, so với Thunderbolt 3 chỉ dừng ở mức công suất 87 W.

CPU AMD ko trang bị được cổng thunderbolt 4 như CPU intel

Do tính năng tương thích cao, mọi thiết bị ngoại vi sử dụng USB 4 với đầu kết nối USB-C có thể được dùng trực tiếp ở cổng Thunderbolt 4 và mang đến tốc độ lên tới 20Gbps. Cùng sự hỗ trợ của công cụ adapter, người sử dụng cũng dễ dàng dùng thiết bị có chuẩn USB cũ hơn.

3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD

Không chỉ được ứng dụng trên Desktop và Laptop sử dụng chip Intel mà Thunderbolt 4 cũng được trang bị trên iPad Pro và Macbook thế hệ mới. Về yếu tố này người dùng thiết bị ứng dụng CPU AMD sẽ không được hỗ trợ cổng kết nối Thunderbolt 4 mà chỉ có chuẩn USB 4.

Bài viết có liên quan

Lời kết

Nếu xét về yếu tố CPU được đông đảo người dùng trên toàn cầu sử dụng thì chip AMD vẫn chưa thể nào sánh được với chip Intel. Nhìn chung Surface Laptop 5 với ứng dụng hoàn toàn bằng CPU Intel vẫn tiếp tục là mẫu máy được hoàn thiện tốt và hiệu suất cao. Đây là 1 phiên bản Surface tốt mà mọi người chắc chắn sẽ thích dùng, với công năng đủ đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhiều đối tượng. 

Qua chia sẻ về vấn đề “3 lý do Surface Laptop 5 không còn sử dụng cpu AMD” bên trên thì Đăng Vũ Surface hy vọng rằng những thông tin này giúp đáp ứng được mọi thắc mắc cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc. Tham khảo ngay tại website https://dangvu.vn/ để nhận tư vấn và các ưu đãi của Đăng Vũ nhé!