Chắc hẳn mọi người còn nhớ đến chiếc màn hình Pro Display XDR với giá siêu cao của thương hiệu Apple chứ. Vậy bên cạnh giá trị thương hiệu thì điều gì làm cho nó có giá thành cao tới vậy? Câu trả lời chính là do lớp phủ Nano Texture Glass. Vậy hãy cùng Đăng Vũ tìm hiểu về lớp phủ này nhé.
Nano Texture Glass là gì?
Hiện nay có rất nhiều dòng máy tính được trang bị lớp phủ màn hình với tác dụng chống chói, để không gây ra tình trạng mỏi mắt trong quá trình làm việc với máy tính, nhưng hầu hết các lớp phủ này đều cho cảm giác màn hình hơi đục và làm cho chất lượng hiển thị màu sắc bị giảm đi nhiều và không còn độ sắc nét. Với người dùng yêu cầu cao về khả năng hiển thị màu sắc thì đây chắc chắn là điều khá tệ.
Để màn hình vừa có thể khả năng chống chói, chống lóa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh hiển thị sắc nét, chân thực thì lại là bài toán khó. Vậy nên, sau nhiều năm nghiên cứu thì hãng Apple đã tạo ra được công nghệ Nano Texture Glass.
Nano Texture Glass là công nghệ tạo texture lên bề mặt kính của màn hình máy tính, điện thoại,..ở mức siêu nhỏ kích thước nanomet (nm). Không giống như các hãng khác khi chỉ có 1 lớp phủ mờ bên trên mặt kính để chống lóa, thì công nghệ Nano của hãng Apple giúp cho màn hình sở hữu chất lượng hiển thị nổi trội y như màn kính thực nhưng sẽ không hề bị tình trạng chói hay mờ. Lớp phủ nano Texture Glass này có nhiều ưu điểm khác nữa như chống phản xạ, chống tia cực tím hoặc chống ăn mòn.
Để mọi người hình dung rõ hơn về lớp phủ Nano Texture Glass này, Đăng Vũ sẽ phân tích từng từ để bạn dễ hiểu hơn nhé:
Glass
Hiểu đơn giản thì Glass là thủy tinh hay còn có cái tên là kính. Đây là tên gọi của một loại chất rắn không định hình có tính đồng nhất. Khi được nung nóng chảy, mọi người có thể dễ tạo ra mọi hình dạng cho thủy tinh mà bạn mong muốn. Glass trong trường hợp của Nano Texture Glass thì bạn có thể hiểu đây là thủy tinh được làm thành mặt kính và là một trong những yếu tố tạo nên màn hình máy tính.
Texture
Texture được hiểu là dạng ảnh sở hữu họa tiết, hiệu ứng tương tự pattern trong phần mềm Photoshop, thường được dùng để làm background, blend hoặc hiệu ứng cho hình ảnh thiết kế. Thường thì texture có thể xuất hiện ở rất nhiều trong thế giới tự nhiên, chỉ cần vật có bề mặt thì đều có texture theo tỉ lệ nhất định. Mọi người có thể thấy texture trên bề mặt các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo chẳng hạn như gỗ, kim loại, da,… Texture có khả năng làm tăng màu sắc, chuyển đổi, mang tới hiệu ứng ảo diệu và ấn tượng riêng cho từng thiết kế.
Nano
Nano là loại vật liệu được dùng cho ngành công nghiệp liên quan tới việc thiết kế, chế tạo, ứng dụng cấu trúc, thiết bị và hệ thống thông qua điều khiển hình dáng, kích thước theo quy mô nanomet (nm, 1nm= 10-9 m).
Công nghệ nano là công nghệ có khả năng xử lý vật chất ở mức nanomet. Công nghệ này sẽ tìm cách lấy phân từ đơn nguyên nhỏ để tạo ra các vật có kích cỡ bình thường để dùng. Trong ngành công nghiệp hiện nay, phần lớn các công ty sản xuất điện tử đã ứng dụng công nghệ nano để tạo ra những sản phẩm với tính cạnh tranh cao như nano sim, chip, vi mạch điện tử với dung lượng cũng như tốc độ xử lý vô cùng nhanh.
Ưu nhược điểm của Nano Texture Glass
Ưu điểm
Một màn hình có trang bị lớp phủ Nano bên ngoài sẽ được nhà sản xuất giới thiệu tác dụng là giúp chống lóa, chống chói mắt khi dùng trong điều kiện cường độ ánh sáng mạnh như ngoài trời nắng, phòng studio,… Điều này ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm sử dụng.
Bên cạnh việc chống lóa và giúp cho mắt được dễ chịu hơn khi làm việc trong điều kiện ánh sáng mạnh thì màn hình được trang bị lớp phủ Nano Texture Glass còn giúp chất lượng hình ảnh không bị giảm, độ tương phản, màu sắc và độ sáng đều đạt chất lượng cao.
Nhờ những rãnh và lỗ siêu nhỏ được tích hợp trên màn hình sẽ hỗ trợ các tia sáng bị lệch hướng, khuếch tán ánh sáng chiếu từ ngoài vào và không gây phân tán ánh sáng phát ra từ những điểm ảnh có trên màn hình. Ngoài ra, Nano Texture Glass còn giúp hấp thu dải màu dư thừa, để hình ảnh trở nên sắc nét hơn.
Màn hình máy tính sẽ giảm độ phản xạ, đem tới chất lượng hiển thị hình ảnh tốt hơn, trải nghiệm xem trong phòng sáng hay dưới ánh mặt trời cũng hiệu quả hơn, dù người dùng có làm việc trong điều kiện môi trường như thế nào thì cũng không cần lo về ánh sáng cũng như các hiện tượng bị lóa nữa.
Nhược điểm
Do đây là công nghệ đặc biệt nên việc làm vệ sinh cho màn hình cũng sẽ phức tạp hơn. Mọi người sẽ không thể vệ sinh màn hình theo phương pháp thông thường vì sẽ làm ảnh hưởng tới lớp phủ Nano. Khi vệ sinh thì người sử dụng cần dùng 1 chiếc khăn chuyên dụng dành riêng cho loại màn hình có lớp phủ Nano này.
Chiếc khăn này sẽ được tặng cùng khi mọi người mua thiết bị, nhưng lưu ý rằng hiện tại mọi người sẽ không thể mua được chiếc khăn này ở bất kỳ sàn thương mại điện tử nào, thậm chí là tại Apple store cũng không có, vậy nên hãy giữ gìn nó thật cẩn thận nhé. Nhưng tương lai có lẽ hãng Apple sẽ tung ra thị trường loại khăn chuyên dụng này đại trà hơn, để mọi người yên tâm hơn nếu lỡ may làm mất khăn.
Ngoài nhược điểm về giá cao và việc làm vệ sinh khá phức tạp thì lớp phủ Nano Texture Glass này không còn điểm gì để chê. Ở các studio lớn cần làm việc liên tục dưới ánh sáng cường độ cao hoặc bạn hay làm việc ở nơi có ánh sáng mặt trời hắt trực tiếp vào thì lựa chọn màn hình có lớp phủ này chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời!
Bài viết bên trên Đăng Vũ đã chia sẻ tới các bạn về lớp phủ Nano Texture Glass cũng như các ưu nhược điểm của nó. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.