Tìm hiểu về màn hình LCD và những ưu nhược điểm của màn hình hình này

Mọi người đã từng nghe qua cái tên “màn hình LCD” – một công nghệ màn hình khá phổ biến được trang bị trên các thiết bị Laptop, Smartphone, Tivi hay chưa? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết về khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm của loại màn hình LCD này cho mọi người cùng tham khảo nhé!

Tìm hiểu về màn hình LCD
Tìm hiểu về màn hình LCD

Màn hình LCD là gì?

Màn hình LCD (Tên gọi tiếng anh đầy đủ là Liquid Crystal Display) là loại màn hình được cấu tạo từ các tế bào (điểm ảnh) có chứa tinh thể lỏng với tính năng giúp thay đổi khả năng phân cực của ánh sáng cũng như thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với những lớp kính lọc phân cực. Hiểu một cách đơn giản thì màn hình LCD chính là công nghệ sử dụng tấm đèn nền để tạo ra ánh sáng chứ không phải nó tự phát ra ánh sáng được.

Màn hình LCD là gì?
Màn hình LCD là gì?

Cấu tạo của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)

Màn hình LCD có cấu tạo bao gồm có 6 lớp được xếp chồng lên nhau:

Lớp 1:  Kính lọc phân cực theo hướng thẳng đứng có khả năng lọc ánh sáng tự nhiên khi đi vào.

Lớp 2:  Lớp kính sở hữu điện cực ITO

Lớp 3:  Lớp tinh thể lỏng

Lớp 4:  Lớp kính sở hữu điện cực ITO chung

Lớp 5:  Kính lọc phân cực theo hướng nằm ngang

Lớp 6: Gương phản xạ có khả năng phản xạ lại ánh sáng tới người quan sát

Cấu tạo của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)
Cấu tạo của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)

Màn hình Liquid Crystal Display hiển thị màu sắc nhờ có các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng với tác dụng thay đổi màu sắc cũng như cường độ ánh sáng.

Các điểm này hiển thị màu sắc theo phương pháp phối màu phát xạ từ 3 màu sắc (lam, lục, đỏ) và liên tục bật/ tắt giúp tạo ra 1 điểm màu, tập hợp các điểm màu để cho ra hình ảnh hiển thị trên màn hình Liquid Crystal Display (LCD).

Nguyên lý hoạt động của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)

Màn hình LCD hoạt động dựa vào nguyên tắc ánh sáng nền, gồm có 1 lớp chất lỏng được nằm giữa 2 lớp kính phân cực ánh sáng. Đèn nền có tác dụng mang nguồn sáng tới phía sau màn hình. Ánh sáng này sẽ bị phân cực (chỉ 1/2 ánh sáng chiếu qua lớp tinh thể lỏng). Các tinh thể lỏng này sẽ được tạo ra từ 1 phần chất rắn, 1 phần chất lỏng. Bên cạnh đó, các tinh thể lỏng này sẽ có khả năng chặn ánh sáng phân cực khi chúng tắt, nhưng sẽ phản xạ lại các loại ánh sáng đỏ, lục lam khi đã được kích hoạt.

Nguyên lý hoạt động của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)
Nguyên lý hoạt động của màn hình Liquid Crystal Display (LCD)

Hiểu đơn giản hơn thì nguyên lý hoạt động của màn hình LCD đó là dùng đèn nền và các pixel được bật/tắt điện tử trong khi những tinh thể lỏng sẽ xoay ánh sáng phân cực, từ đấy giúp tạo ra hình ảnh.

Ưu và nhược điểm của màn hình LCD

 Ưu điểm

  • Màn hình LCD mang đến độ tương phản, độ sáng cũng như độ phân giải cao. Vậy nên, chất lượng hiển thị hình ảnh sẽ thể hiện được sự chân thực, rõ nét và vô cùng sống động.
  • Màn hình LCD có ưu điểm thân thiện với môi trường kể cả sức khỏe cho người sử dụng.
  • Chi phí sản xuất không quá cao, được ứng dụng trong nhiều thiết bị công nghệ điện tử chẳng hạn như là Laptop, Tivi, Smartphone,…
Màn hình LCD mang đến độ tương phản, độ sáng cũng như độ phân giải cao
Màn hình LCD mang đến độ tương phản, độ sáng cũng như độ phân giải cao

Nhược điểm

  • Kích thước màn hình dày vì phải đặt tới 3 lớp kính.
  • Màn hình LCD có mật độ điểm ảnh khá hạn chế. Màu sắc hiển thị bên ngoài trời có ánh sáng chói chang thường sẽ bị giảm.
  • Màn hình LCD gây tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn bởi có sử dụng đèn nền.

Các loại màn hình LCD

Màn hình LCD sở hữu 4 loại bảng điều khiển chính bao gồm có: IPS, TN, VA và AFFS

TN

Tấm nền TN (tên gọi đầy đủ là Twisted Nematic) đây là tấm nền được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất màn hình LCD. TN thường sẽ có giá rẻ hơn và giúp cung cấp thời gian phản hồi vô cùng tuyệt vời. Màn hình này cực kỳ lý tưởng để chiến các loại game có nhịp độ nhanh. Thời gian phản hồi của TN có thể đạt mức thấp nhất đó là 1ms. Nhưng nhược điểm lớn nhất của TN chính là khả năng tái tạo màu sắc, góc nhìn cũng như tỷ lệ tương phản yếu nhất so với các công nghệ màn hình LCD khác.

Các loại màn hình LCD
Các loại màn hình LCD

IPS

IPS (tên gọi đầy đủ là In Plane Switching) đây được đánh giá là công nghệ LCD tốt nhất nhờ vào chất lượng hiển thị hình ảnh, độ chuẩn màu sắc cũng như góc nhìn (góc nhìn rộng tới 178 độ). Tấm nền này rất thích hợp để thiết kế đồ họa và những ứng dụng khác yêu cầu khả năng tái tạo màu sắc chính xác. Màn hình IPS đem tới góc nhìn tốt nhất so với các công nghệ khác của LCD hiện nay.

IPS (tên gọi đầy đủ là In Plane Switching) đây được đánh giá là công nghệ LCD tốt nhất
IPS (tên gọi đầy đủ là In Plane Switching) được đánh giá là công nghệ LCD tốt nhất

VA

Tấm nền VA (tên gọi đầy đủ là Vertical Alignment) đem tới tác dụng tái tạo màu tốt hơn và sở hữu góc nhìn rộng hơn so với tấm nền TN nhưng không bằng tấm nền IPS. Tuy nhiên, tấm nền này lại có thời gian phản hồi kém hơn cả TN và IPS và đã có nghiên cứu chỉ ra rằng có một số tấm nền VA bị độ trễ đầu vào, vậy nên tấm nền VA thường sẽ không phải sự chọn lựa tốt nhất dành cho việc chơi game với tốc độ nhanh.

Tấm nền VA (tên gọi đầy đủ là Vertical Alignment)
Tấm nền VA (tên gọi đầy đủ là Vertical Alignment)

AFFS

AFFS là công nghệ chuyển đổi trường rìa tân tiến, cũng giống như công nghệ IPS hay S-IPS đều đem tới hiệu năng vượt trội và màu sắc có độ sáng cao. Sự thay đổi gam màu và độ lệch bởi sự rò rỉ ánh sáng đã được xử lý bằng cách tối ưu hóa gam màu trắng, giúp tăng khả năng tái tạo màu trắng/xám. Công nghệ này có ưu điểm là có tác dụng tái tạo màu sắc nổi trội hơn so với tấm nền IPS.

Màn hình LCD được trang bị trên những thiết bị nào?

Bởi giá thành, chi phí sản xuất của màn hình LCD khá thấp nên màn hình này được ứng dụng rộng rãi trên đa dạng dòng điện thoại thông minh, Laptop, Tablet, máy ảnh, Smartwatch, Tivi,…

Lời kết

Màn hình LCD phù hợp cho người dùng thích độ phân giải cao nhưng lại không có đủ tài chính để sử dụng các thiết bị đắt tiền. Bài viết bên trên của Đăng Vũ đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về các ưu nhược điểm nếu lựa chọn màn hình này, cân nhắc để dùng được tối ưu nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *