Thẻ nhớ SD là sản phẩm đã quá quen thuộc với người sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. Đây là sản phẩm giúp mở rộng không gian lưu trữ. Bài viết dưới đây hãy cùng Đăng Vũ tìm hiểu thông tin về loại thẻ nhớ này cùng những loại thẻ nhớ phổ biến khác có trên thị trường hiện nay nhé!
Thẻ nhớ là gì?
Thẻ nhớ (Memory card) là sản phẩm có khả năng lưu trữ video, ảnh và các file dữ liệu khác. Thẻ nhớ được lắp trong những thiết bị số chẳng hạn như điện thoại di động, camera, máy tính,… Và được ưu tiên lựa chọn khi bộ nhớ trong của những thiết bị kia đã đầy và không còn không gian lưu trữ. Vậy nên, mọi người sẽ cần dùng thẻ nhớ để chuyển dữ liệu từ thiết bị vào bên trong thẻ nhớ.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng thẻ nhớ khác nhau và có dung lượng trung bình từ 2GB tới 512GB đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Sandisk, Teamgroup, Samsung,…
Tìm hiểu về thẻ nhớ SD
Thẻ nhớ SD là một trong các loại thẻ nhớ phổ biến nhất được thiết kế với bộ nhớ dung lượng lưu trữ cao và kích thước nhỏ. Thẻ SD hay được ứng dụng trong thiết bị di động, máy tính, camera, máy quay… Thẻ nhớ SD sở hữu kích thước 32x24x3,1 mm và có trọng lượng chỉ khoảng 2g. Cho tới nay, kích thước của thẻ này được đánh giá là tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp sản xuất thẻ nhớ.
Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thẻ nhớ SD
Dù ở hiện tại, các thiết bị điện tử hầu hết đều có bộ nhớ lưu trữ trong, nhưng vẫn có nhiều người sử dụng thẻ SD để mở rộng không gian lưu trữ. Vậy nên, có thể thấy tầm quan trọng của loại thẻ SD này. Dưới đây là các ưu, nhược điểm của việc thẻ nhớ SD trong thiết bị công nghệ điện tử.
Ưu điểm của thẻ SD
- Mở rộng dung lượng lưu trữ: Một trong các ưu điểm quan trọng của thẻ SD đó là tăng không gian lưu trữ bộ nhớ đáng kể. Thay vì chỉ lưu trữ ở bộ nhớ trong của các thiết bị công nghệ, giờ đây mọi người có thể mở rộng không gian lưu trữ qua các thiết bị khác nhau.
- Tối ưu chi phí: Thường thì các thiết bị điện tử sở hữu bộ nhớ trong cao thì cũng sẽ đắt hơn với những sản phẩm có dung lượng bộ nhớ trong nhỏ. Thay vào đấy, khi sử dụng thêm thẻ SD với dung lượng lưu trữ lớn thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với việc mua thiết bị điện tử có dung lượng lưu trữ trong cao.
- Giảm mức tiêu hao bộ nhớ trong của điện thoại: Giờ đây mọi người sẽ không cần lo lắng về không gian lưu trữ các file lớn như: phim, file nhạc,… Vậy nên, mọi người có thể tiết kiệm bộ nhớ trong cho các thiết bị điện tử.
- Khả năng linh hoạt: Thẻ nhớ SD linh hoạt trong việc tháo rời vì kích thước nhỏ, dễ lắp đặt và di động tới bất cứ đâu.
- Bộ nhớ không sẽ không lo bị bay hơi: Mọi data sẽ được bảo đảm lưu trữ vĩnh viễn bên trong thẻ nhớ SD và không lo bị xóa nếu có yếu tố tác động gián đoạn như sập nguồn,…
- Truy cập dễ dàng trên thiết bị máy tính: Thẻ nhớ này khá linh hoạt khi dùng cùng thiết bị máy tính. Mọi người chỉ cần có 1 đầu đọc thẻ, lắp thẻ SD vào bên trong đầu đọc và kết nối vào cổng USB có trên máy tính là dùng được.
Nhược điểm của thẻ SD
Dù sở hữu nhiều ưu điểm, song thẻ nhớ SD cũng còn tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục.
- Dễ vỡ: Đây là nhược điểm lớn nhất của loại thẻ nhớ này vì nó gồm một phần kim loại khá dễ bị hư hỏng. Khi phần kim loại này có vấn đề xảy ra, mọi dữ liệu bên trong thẻ cũng sẽ bị mất. Vậy nên, điều này sẽ gây cản trở nếu mọi người lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng bên trong thẻ.
- Có thể làm giảm hiệu suất của các thiết bị điện tử: Một vài loại thẻ SD dòng thấp có thể gây ra tình trạng bị chậm hiệu suất hoạt động của thiết bị.
- Chậm hơn so với bộ nhớ chính: Dù thẻ SD giúp mở rộng không gian lưu trữ cho thiết bị nhưng về tốc độ lưu trữ vẫn không thể bằng được so với bộ nhớ chính.
- Dữ liệu sẽ biến mất nếu tháo thẻ: Nếu mọi người lưu trữ hình ảnh, ứng dụng… vào thẻ nhớ, thì khi bạn lấy thẻ ra khỏi thiết bị điện tử thì mọi dữ liệu cũng sẽ biến mất.
Các loại thẻ nhớ phổ biến nhất trên thị trường
Bên cạnh thẻ nhớ SD thì trên thị trường hiện nay còn rất nhiều loại thẻ nhớ khác tới từ nhiều thương hiệu khác nhau. Dưới đây là một vài loại thẻ nhớ phổ biến nhất:
Thẻ MicroSD
Thẻ MicroSD là loại thẻ nhớ Flash rời (còn có tên gọi là T-Flash hay TransFlash). SanDisk chính là thương hiệu đầu tiên cho ra mắt loại thẻ microSD này vào năm 2005. Thẻ MicroSD thường được ứng dụng cho các thiết bị điện thoại và sở hữu dung lượng bộ nhớ từ 128MB đến 4GB.
Thẻ SmartMedia
Đây là loại thẻ nhớ tích hợp chip Flash-Memory giúp lưu trữ các dữ liệu có dung lượng thấp từ 2MB – 128MB. Đây là thẻ nhớ có kích thước nhỏ nhất, chỉ dày 0,76mm và được nhúng bên trong một thẻ nhựa mỏng.
Sony Memory Stick
Đây thẻ nhớ Flash được hãng Sony cho ra đời vào năm 1998 và được dùng cho máy ảnh kỹ thuật số và những thiết bị điện tử khác thuộc thương hiệu Sony. Dòng thẻ nhớ này của Sony có thiết kế dung lượng lưu trữ trung bình từ 4MB – 256GB, dung lượng cao nhất lên đến 2TB.
CompactFlash
CompactFlash là định dạng lưu trữ khối rất nhỏ, người dùng có thể tháo rời và thường được thấy ở PDA, máy ảnh kỹ thuật số và những thiết bị di động. Thiết kế của thẻ nhớ CompactFlash có tới 50 chân hỗ trợ hoạt động 3.3V và 5V với dung lượng lưu trữ từ 2MB – 1128GB.
xD-Picture Card
Đây là loại thẻ nhớ Flash được ứng dụng trong các dòng máy ảnh kỹ thuật số. Kích thước của dòng thẻ xD này là 20x25x1,7mm và dung lượng lưu trữ là 512MB.
Thẻ SDHC
Thẻ SDHC có tên đầy đủ là Secure Digital High Capacity và đây cũng chính là phiên bản mở rộng của thẻ nhớ SD tiêu chuẩn với dung lượng lưu trữ dữ liệu lên đến 32GB. Thẻ nhớ này sử dụng công nghệ mới nên sở hữu phương thức hoạt động hiện đại hơn so với thẻ SD.
MMC (MultiMediaCard)
Loại thẻ nhớ này nhỏ giống như bộ nhớ Flash và được hãng SanDisk sản xuất ra. Thẻ MMC được dùng để lưu trữ di động giữa những thiết bị như: điện thoại, camera, hệ thống định vị,… MMC cũng giống như thẻ nhớ SD và nhỏ hơn so với những định dạng trước đó.
Lời kết
Với các thông tin chia sẻ của Đăng Vũ về thẻ nhớ SD cùng các loại thẻ nhớ phổ biến, mong rằng sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên để cập nhập các thông tin công nghệ mới nhất và hãy liên hệ cho Đăng Vũ để được giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!