Hãng Apple sau khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, thương hiệu này cuối cùng đã có sự thay đổi từ công nghệ 3D Touch sang công nghệ Haptic Touch. Vậy bạn đã hiểu rõ về công nghệ mới này chưa? Dưới đây Đăng Vũ sẽ chia sẻ tới mọi người chi tiết về công nghệ Haptic Touch nhé!
Tìm hiểu Haptic Touch là gì?
Haptic Touch là công nghệ phản hồi xúc giác được tích hợp trên các thiết bị công nghệ có khả năng cảm ứng như điện thoại thông minh, Tablet và Laptop. Công nghệ này giúp mô phỏng lại việc ấn nút cơ học qua một rung động điện tử được tạo ngay dưới màn hình hay bàn phím cảm ứng. Người dùng chỉ cần nhấn xuống, sẽ ngay lập tức cảm nhận được phản hồi nhẹ giống như đang ấn nút vật lý.
Công nghệ Haptic Touch đã được ra đời từ những năm 2000, khi những hãng sản xuất thiết bị cảm ứng có ý tưởng tìm kiếm giải pháp thay thế nút ấn cơ học. Công nghệ Haptic xuất hiện sớm nhất là Synaptics ClickPad, được ra mắt vào năm 2009 trên một vài dòng laptop. Sau đấy, Apple đã phát triển và ứng dụng công nghệ Haptic Touch vào các thiết bị của mình.
Hiện nay, nhiều thương hiệu máy tính khác như Dell, Hp, Lenovo,.. cũng đã bắt đầu trang bị công nghệ Haptic Touch vào thiết bị của mình. Nhưng, theo đánh giá của Đăng Vũ, thì công nghệ cảm ứng Haptic Touch của những thương hiệu khác vẫn chưa thể so được với công nghệ của Apple.
Haptic Touch gồm có các thành phần:
- Cảm biến áp suất được đặt bên dưới màn hình hoặc touchpad để phát hiện lực nhấn của người sử dụng.
- Bộ vi xử lý sẽ tiếp nhận tín hiệu từ phía cảm biến áp suất và điều khiển bộ truyền động tạo độ rung.
- Bộ truyền động tuyến tính là cơ cấu tạo ra sự rung để mô phỏng cảm giác ấn nút vật lý.
Haptic Touch hoạt động như thế nào?
Công nghệ này hoạt động bằng việc dùng cảm biến và những linh kiện vật lý để tạo ra phản hồi cơ khi người sử dụng tương tác với màn hình thiết bị.
Mọi người có thể dùng công nghệ Haptic Touch thông qua các biểu tượng trên màn hình chính để hiển thị các tác vụ.
Haptic Touch hoạt động ở các vị trí sau:
- Màn hình chính: Ấn và giữ biểu tượng để xem những tùy chọn nhanh chẳng hạn như nhắn tin, gọi điện,… mà không cần phải mở ứng dụng. Mội người có thể xem trước tin nhắn, xem bài hát đang nghe,.. chỉ với thao tác nhấn và giữ.
- Thanh trạng thái: Ấn và giữ biểu tượng pin để theo dõi tình trạng pin, dung lượng đã dùng và thời gian còn lại. Ấn và giữ biểu tượng WiFi để xem mạng đang liên kết, các mạng WiFi khác,…
- Bàn phím: Ấn và giữ phím cách giúp di chuyển trỏ chuột chuẩn xác hơn.
- Ảnh và video: Ấn và giữ ảnh, video để zoom to hoặc thu nhỏ.
- Ứng dụng: Ấn giữ phím ảo như camera, đèn flash để vào menu ẩn với nhiều tính năng tiện lợi. Dùng Haptic Touch trong một vài ứng dụng để thao tác nhanh các tác vụ như đánh dấu, sao chép, dán,…
Ưu điểm và nhược điểm của Haptic Touch
Công nghệ Haptic sở hữu ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của cảm ứng Haptic Touch
- Phản hồi xúc giác chân thực
Một trong các ưu điểm của cảm ứng Haptic Touch đó là tính năng cung cấp phản hồi xúc giác giống với việc ấn phím vật lý. Khi mọi người ấn xuống màn hình hoặc touchpad, bạn sẽ cảm nhận 1 lực nhẹ và cảm giác như đang ấn một nút cơ học. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trải nghiệm sử dụng được tự nhiên và liền mạch, thay vì chỉ nhìn thấy một phím ảo hiển thị trên màn hình.
- Tuổi thọ cao hơn
Các phím vật lý truyền thống dùng lâu dài sẽ dễ bị mòn và mất đi độ nhạy. Còn với công nghệ cảm ứng Haptic Touch vì không có bộ phận chuyển động nên sẽ ít bị hư hỏng khi sử dụng thường xuyên.
- Tiết kiệm không gian
Ưu điểm nữa của cảm ứng Haptic Touch này đó là giúp tối ưu không gian trên thiết bị. Nút bấm vật lý sẽ chiếm nhiều không gian riêng, còn công nghệ Haptic Touch thì không cần không gian để đặt các nút bấm. Điều này giúp các hãng sản xuất có thể thiết kế sản phẩm có màn hình hoặc Touchpad sở hữu kích thước lớn hơn.
Nhược điểm của công nghệ Haptic Touch
- Giá thành cao
Nhược điểm lớn nhất của Haptic Touch đó là chi phí sản xuất sẽ cao hơn so với phím bấm vật lý. Những thành phần như cảm biến áp suất, bộ truyền động tạo rung đều sẽ khiến cho giá thành thiết bị tăng hơn. Vậy nên, các thiết bị trang bị cảm ứng Haptic Touch sẽ có giá bán cao hơn so với thiết bị sử dụng nút bấm cơ học.
- Tiêu hao năng lượng
Để tạo ra rung động liên tục giúp mô phỏng cảm giác ấn nút vật lý sẽ gây tiêu hao điện năng nhất định từ pin/ắc quy của sản phẩm. Điều này gây ảnh hưởng tới thời lượng sử dụng pin.
- Độ chuẩn xác có thể khác biệt
Ở một vài trường hợp, phản hồi xúc giác của công nghệ Haptic Touch có thể không giống với cảm giác khi ấn nút cơ. Điều này có thể xảy ra do sự khác biệt về cơ chế hoạt động của cảm biến áp suất. Mọi người có thể thấy phản hồi cảm ứng Haptic không chân thực hoặc nhạy như phím bấm vật lý.
- Không thích hợp với nhiều ứng dụng
Công nghệ Haptic Touch không phải khi nào cũng hợp với mọi ứng dụng trên thiết bị. Chẳng hạn như, trên phần mềm yêu cầu độ chuẩn xác cao như là vẽ hay edit ảnh, mọi người có thể thích dùng bút cảm ứng hơn là chỉ dùng các ngón tay. Trong các trường hợp này, Haptic Touch không thể thay thế các phím bấm vật lý.
Ứng dụng của Haptic Touch trên máy tính xách tay
Cảm ứng Haptic Touch không chỉ dùng trên các thiết bị như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, mà còn trang bị trên máy tính xách tay.
Trackpad cảm ứng Haptic (Haptic Touchpad)
Trên những mẫu laptop thuộc phân khúc cao cấp như MacBook, Dell XPS, ThinkPad X1 Carbon Gen 12,… Touchpad cảm ứng công nghệ Haptic Touch đã được thay thế hoàn toàn bàn phím cơ truyền thống. Khi mọi người ấn xuống Touchpad, thì sẽ cảm nhận được phản hồi xúc giác tương tự như ấn phím vật lý.
Bàn phím cảm ứng Haptic
Ở một vào máy tính xách tay cao cấp như MacBook Pro 13 M2 cũng được tích hợp bàn phím cảm ứng Haptic Touch thay cho bàn phím cơ. Khi bạn ấn vào các phím, sẽ cảm giác phản hồi xúc giác giống phím vật lý.
Trên đây là những thông tin mà mọi người cần biết về Công nghệ Haptic Touch. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn.