logo
Surface Pro X - MICROSOFT SQ liệu đáng mua

Surface Pro X - MICROSOFT SQ liệu đáng mua

Surface Pro X - MICROSOFT SQ liệu đáng mua

Kể từ khi ra mắt, mẫu Surface Pro X nhận rất nhiều phản hổi về cả mặt tốt và mặt chưa tốt. Chiếc máy này khá kén phần mềm nhưng sau 4 năm mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay, Surface Pro X đang là chiếc laptop mà bạn không thể bỏ lỡ. Sau đây, các bạn hãy cùng Đăng Vũ chúng tôi tìm hiểu về chiếc máy này nhé! 

1. Thiết kế

Những mẫu Surface Pro X đã làm say đắm lòng người với thiết kế vô cùng tinh tế và sang trọng. Sở hữu thiết kế thon gọn 287 x 208 x 7.3 mm. Trọng lượng của Surface Pro này chỉ vỏn vẹn 774g được đánh giá có trọng lượng nhẹ nhất trong những mẫu mà Microsoft ra mắt tính đến hiện nay.

Sự nhỏ gọn, mỏng nhẹ mang đến tính di dộng vô cùng cao dành cho sản phẩm này. Người dùng có thể mang máy theo làm việc và sử dụng mọi nơi, dễ dàng đặt trong các loại túi xách và balo. 

Ngoại hình Surface Pro X

Chiếc máy độc đáo thường hưởng ADN thiết kế 2 in 1 chuyển đổi giữa một chiếc tablet và laptop thông qua việc tháo lắp bàn phím. Bên cạnh đó, mặt lưng máy có chân đế kickstand giúp điều chỉnh nhiều góc độ khác nhau tiện lợi với 3 chế độ sử dụng. 

Chân đế kickstand

  • Chế độ đi kèm bàn phím và kickstand: giúp mở máy như một chiếc laptop ở mọi góc độ và cao nhất là 165 độ giúp bạn làm việc với một góc mở tuyệt vời làm văn phòng, làm đồ họa thoải mái hoặc giải trí nhẹ nhàng
  • Chế độ mở không đi kèm bàn phím: giúp người dùng dựng máy tính để xem và giải trí mà không cần bàn phím đi kèm, tiết kiệm diện tích sử dụng. Ở chế độ này thích hợp cho việc vẽ, làm đồ họa với bút Slim Pen hoặc giải trí với thước phim mãn nhãn.
  • Chế độ cầm tay: Người dùng có thể cầm chúng trên tay như một chiếc tablet di chuyển mọi nơi dễ dàng. Đặc biệt, kiểu thiết kế này sang trọng tôn lên khí chất chủ sở hữu trong khi thuyết trình, cuộc họp, …

Được nhiều thì cũng mất nhiều, chính sự gọn nhẹ cũng đánh đổi lại khả năng kết nối trên máy bị giới hạn với chỉ 2 cổng USBC. Người dùng cần kết nối với máy in, máy chiếu,… không thể không trang bị thêm một hub chuyển đi kèm. Cổng sạc trên máy là một cổng thiết kế riêng Surface Connect với khả năng hút nam châm độc đáo tương tự chân sạc MagSafe nhà Apple. Mặt dưới cùng là một cổng kết nối bố trí đặc biệt tương thích với bàn phím có thể tháo rời tuỳ ý. 

Ngoài ra, Microsoft cho ra mắt với 2 phiên bản màu sắc là màu Matte Black (màu đen), Platinum (màu bạc).

Cổng kết nối trên thân máy

2. Nâng cấp dễ dàng

Chưa hết, Surface Pro X có sẵn một khe SIM hỗ trợ kết nối mạng đặc biệt tiện lợi nếu bạn phải di chuyển và làm việc liên tục. Việc nâng cấp được diễn ra vô cùng dễ dạng, các bạn có thể mở một nắp được thiết kế sẵn cho việc tháo rời. Bên cạnh việc lắp sim, đồng thời các bạn cũng có thể nâng cấp ổ cứng trên máy qua khe được thiết kế sẵn.

Microsoft đã quá thấu đáo và am hiểu người khi đưa ra cách nâng cấp như vậy, trong thực tế rất ít các dòng laptop hiện nay sử dụng cách thức này. 

Nâng cấp và thay sim trên Surface Pro X

3. Màn hình hiển thị

Surface Pro X sở hữu một màn hình 13 inch nhỏ gọn nhắm tới đối tượng người dùng văn phòng, doanh nhân. Độ phân giải 2880x1920p, mật độ điểm ảnh 267 PPI đem đến hình ảnh chân thực và sống động. 

So với  chiếc Macbook Air 2020, chiếc laptop này cũng không hề thua kém về mặt hiển thị. Theo rings.com, khả năng bao phủ màu khung màn hình này đạt 84,95% DCI-P3, 99,89% sRGB và 80,08% Adobe RGB. Không gian màu thuộc phân khúc tầm trung về đồ họa lại là ưu điểm với laptop văn phòng. 

Màn hình sắc nét, không gian bao phủ màu tốt

Khác biệt hoặc bị quên lãng, Microsoft đã tạo ra tỉ lệ màn hình riêng biệt 3 : 2 khả năng hiển thị dọc ấn tượng, giúp trải nghiệm đọc liền mạch hạn chế các thao tác cuộn chuột trong quá trình sử dụng. Đây là biểu tượng, nét riêng mà không thể nhầm lẫn trên bất cứ chiếc laptop nào trên thị trường. 

Một điều nữa phải thừa nhận, khung viền màn hình Surface Pro X được thiết kế mỏng hơn, sexy hơn rất nhiều so với phiên bản tiền nhiệm. Khi trải nghiệm những hình ảnh hiển thị dường như sống động, bao trọn và chân thực hơn với phong cách thiết kế tràn viền. Đây là điểm khiến bao trái tim người dùng phải gục ngã. 

Viền Surface Pro X mỏng và đẹp

Công nghệ Pixel Sense được Microsoft độc quyền phát triển hỗ trợ khả năng tương tác và cảm ứng ấn tượng mà không cần bàn phím và chuột. Màn hình cảm ứng 10 điểm chạm cùng lúc tiện lợi khi thao tác. Màn hình thiết kế đèn miniLED mang đến độ sáng 450 nits làm việc mọi điều kiện ngoài trời hay trong bóng tối.

4. Hiệu năng bộ vi xử lý SQ1 và SQ2 

Trở lại cách đây vài năm, có lẽ chính Microsoft cũng có định hướng sử dụng dòng chip Snapdragon 835 nhưng đáng tiếc là chúng không thể nào đáp ứng được tiêu chuẩn mà họ đưa ra. Chính thời điểm đó, Microsoft đi đến một quyết định táo bạo khi hợp tác với Qualcomm để ra mắt mẫu chip di động mà chúng ta được biết đến với cái tên SQ1 và SQ2.

Hiệu năng con chip xử lý SQ1 và SQ2

Con chip Microsoft SQ1 ra mắt 2019, có thể nói là một biến thể khác dựa trên con chip Snapdragon 8cx, nhưng có xung nhịp CPU và GPU cao hơn. Xung nhịp CPU của Microsoft SQ1 có thể đạt tới 3GHz (trong khi đó Snapdragon 8cx là 2.84GHz. Con chip này, sử dụng bốn nhân Kryo 495 Gold dựa trên kiến trúc ARM Cortex-A76 và bốn nhân Kryo 495 Silver dựa trên kiến trúc ARM Cortex-A55. Xung nhịp của các nhân này xấp xỉ 1.9GHz.

Tiếp sau đó 1 năm, Microsoft tung ra một phiên bản mới – một bản nâng cấp với con chip SQ2. Đây lại là một bản biến thể của con chip Snapdragon 8cx Gen 2 5G, nhưng bản này lại không có 5G. Bộ vi xử lý trang bị 8 nhân và 8 luồng, xung nhịp tốti đa đạt 3.2 Ghz. Cũng tương đồng như SQ1, chúng sử dụng bốn nhân Kryo 495 Gold dựa trên kiến trúc ARM Cortex-A76 và bốn nhân Kryo 495 Silver dựa trên kiến trúc ARM Cortex-A55.

Xét về mặt hiệu năng, 

Theo Geekbench 5.0:

  • SQ1 điểm đơn nhân đạt 728 và đa nhân đạt 2785
  • SQ2 đạt 1913 điểm đơn nhân và điểm đa nhân đạt 5872

Theo Geekbench 4.0:

  • Surface Pro X 2019 with SQ1: 830 (Single Core), 2589 (Multi Core)
  • Surface Pro X 2020 with SQ2: 3.456 (Single Core), 11.455 (Multi Core)

Điểm chuẩn theo geekbench 5

Điểm chuẩn theo geekbench 4

Một vài các thông tin khác về hiệu năng cao chip này cũng được đưa ra nhưng suy cho cùng, SQ2 có hiệu năng cải thiện hơn đôi chút so với phiên bản tiền nhiệm. Nhiều người cho rằng đây là một động thái tiếp thị nhưng thực tế đây là một bản vá sửa lỗi khắc phục nhược điểm về phần mềm mà SQ1 đang tồn tại.

Sự chuyển đổi mang tính tích cực

Trải nghiệm sử dụng, Surface Pro X hoạt động vô cùng mượt mà với các tác vụ văn phòng, lướt web, soạn thảo với Word và Excel. Bộ vi xử lý này không phải rất mạnh mẽ nhưng tối ưu rất tuyệt với nhu cầu sử dụng thông thường. 

5. GPU Adreno 685 và GPU Adreno 690

Card đồ họa này có khả năng xử lý 2 TFlops được sản xuất dựa trên tiến trình 7nm. GPU Adreno 685 và 690 hỗ trợ DirectX 12 hỗ trợ cho đồ họa, âm thanh trong xử lý game. Dù vậy nhưng nhược điểm của nó là hỗ trợ OpenCL nghĩa là khả năng xử lý đồ họa 3D sẽ kém hơn so với Intel.

Theo Cinebench R10, mẫu card đồ họa Intel Iris Xe G7 hoàn toàn vượt trội về số điểm ghi nhận 15614 so với 373 điểm. Tóm lại, khả năng xử lý đồ họa chúng chưa thực sự tốt như mong đợi. Vậy nên, Surface Pro X không phải lựa chọn tốt dành cho tác vụ về đồ họa.

GPU Adreno 685 và GPU Adreno 690

6. Ram và Ổ cứng

Máy bị cấu hình Ram LPDDR4x dung lượng Ram 8GB và tối đa 16GB, ổ cứng SSD dung lượng tối thiểu 128GB, tối đa 512GB. Người dùng có thể nâng cấp ổ cứng máy một cách dễ dàng nhưng Ram được hàn chết trên bo mạch chủ.

Ram và ổ cứng

7. Hành trình tối ưu để trở nên hoàn hảo

Bộ vi xử lý SQ1 thực sự mang đến vô cùng nhiều hứa hẹn về hiệu năng và kiến trúc ARM độc đáo. Tưởng chừng như đó sẽ là một bước tiến ngoại mục, nhưng chưa kịp vui mừng thì Surface Pro X đã để lộ một hạn chế vô cùng lớn.

Bộ vi xử lý này rất kén phần mềm đặc biệt phần mềm 64 bit và chỉ tương thích tốt với phần mềm 32 bit. Việc không thể sử dụng Photoshop, AI,… thậm chí Office thế hệ mới, khiến chiếc máy này không còn nhận được làn sóng ủng hộ của người dùng chứ chưa nói đến đến bị tẩy chay.

Surface Pro X SQ1

Với một doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực phần cứng, Microsoft không hề đầu hàng mà tiếp tục nghiên cứu và ra mắt bộ vi xử lý SQ2 sau đó 1 năm. Bộ vi xử lý này khắc phục được rất nhiều những nhược điểm còn tồn đọng nhưng chừng đó là chưa đủ.

Thực tế, rất nhiều phần mềm vẫn chưa tương thích khiến nhiều người dùng đắn đo "Liệu họ có nên mua hay không?” Và kiến trúc ARM vẫn đặt ra những thách thức quá lớn về khả năng tương thích với phần mềm hệ điều hành Windows. 

Cho đến gần đây, cuối năm 2022, Microsoft đã chuyển hướng nghiên cứu sang hệ điều hành Windows 11 với tính năng mới. Arm64EC chính là giải pháp cho phép các phần cứng ARM nhờ kết hợp giữa các đoạn code ARM native và code x64 thông qua mô phỏng. Điều này mang đến khả năng xử lý và tương thích với bộ vi xử lý ARM.

Windows 11 ARM64EC

Với sự hỗ trợ cho giả lập x64, hầu hết mọi ứng dụng Windows giờ đây sẽ hoạt động với Surface Pro X dùng vi xử lý dựa trên cấu trúc ARM. Các bạn sẽ không còn phải lăn tăn khi lựa chọn chiếc máy tính bảng Surface Pro X vì lo sợ không sử dụng được ứng dụng như trước đây.

Không dừng lại ở đó, gần đây chúng tôi còn nhận được nhiều bất ngờ hơn nữa khi những app Android giờ còn có thể hoạt động trực tiếp trên chính mẫu Surface Pro X thay vì giả lập. Điều này chứng tỏ một điểu, Surface Pro X hiện tại có thể hoạt động tương đương mẫu laptop chạy chip Intel thông thường trên thị trường.

So với việc chạy giả lập thường ngốn Ram và CPU khá lớn thì việc khởi chạy trực tiếp sẽ mang đến trải nghiệm mượt mà hơn và rút ngắn thời gian chuyển đổi.

Chạy giả lập Android trên Surface Pro X

Các bạn có nhu cầu có thể tham khảo tại:

Tóm lại, mẫu Surface Pro X hiện nay là phiên bản hoàn thiện về cả mặt phần mềm và phần cứng sau nhiều những nỗ lực cải tiến và nâng cấp từ Microsoft.

8. Camera và bàn phím

Laptop Surface Pro X sở hữu camera trước độ phân giải 1080p – sắc nét hỗ trợ nhận diện khuôn mặt với Windows Hello. Một camera mặt sau khả năng lấy nét độ phân giải không kém cạnh - 1080p và hỗ trợ quay video lên đến 4K. 

Camera sắc nét

Còn về bàn phím, Microsoft trang bị đến ba khung bàn phím dành cho người dùng sử dụng, cụ thể: 

- Surface Pro X Signature Keyboard with Slim Pen: Kích thước tiêu chuẩn 289.1 x 226.1 x 4.89 mm. Trọng lượng 280g. Thân bàn phím được bao phủ bởi lớp vải Alcantara đắt đỏ. Điểm khác biệt chính là có một khe hỗ trợ sạc bút Slim Pen

Surface Pro X Signature Keyboard with Slim Pen  

- Surface Pro 8/X Signature Keyboard with Slim Pen 2: Kích thước tiêu chuẩn 289.1 x 226.1 x 4.89 mm. Trọng lượng chỉ 294g. Thân bàn phím được bao phủ bởi lớp vải Alcantara đắt đỏ. Điểm độc đáo khung bàn phím này là có một khe hỗ trợ sạc bút Slim Pen 2. 

Surface Pro X Signature Keyboard with Slim Pen 2

Hai khung bàn phím này gồm 3 phiên bản màu sắc: Poppy Red, Ice Blue, Platinum, Black

- Khung bàn phím thứ 3 là Surface Pro 8/X Keyboard: Khung bàn phím này không có khe hỗ trợ sạc bút cảm ứng như hai phiên bản trước đó. Sản phẩm chỉ có một phiên bản màu đen và được thiết kế từ nhựa. 

Surface Pro 8/X Keyboard

9. Thời lượng pin ấn tượng

Cả hai phiên bản con chip SQ1 và SQ2 được được xây dựng dựa trên kiến trúc ARM. Điểm thú vị mà chiếc Surface Pro X được kế thừa từ con chip này chính là khả năng tiết kiệm điện tuyệt vời. Theo công bố đến từ Microsoft, chiếc laptop của Surface có thể đáp ứng thời gian sử dụng lên đến 15 giờ.

Thời lượng pin sử dụng

Theo một vài trang tin công nghệ nước ngoài, các bài test và mổ xẻ cho thấy máy có thể hoạt động khoảng 8 giờ làm việc liên tục với các tác vụ văn phòng, lướt web hay xem phim. Còn khi bật max độ sáng máy có thể hoạt động trong khoảng 5 tiếng sử dụng. 

Về pin của máy thì chúng ta không cần phải lo nghĩ bởi Microsoft cũng đã trang bị công nghệ sạc nhanh đi kèm củ sạc 65W tiêu chuẩn. Qua đó, chỉ cần 1 giờ sạc các bạn sẽ có 80% Pin và sạc đầy chiếc máy này với thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ.

10. Nhiệt độ

Theo Notebookcheck, nhiệt độ mặt trên máy khi sử dụng khoảng 38 độ C, tối đa khoảng 41,8 độ C. Ở mặt đáy của máy sẽ nóng lên tối đa 45,7 °C. Nhiệt độ khung máy tối ưu vô cùng tốt. Trong trải nghiệm thực tế, máy hoạt động không hề nóng so sánh với phiên bản Intel. Đây là điểm mà chính Intel đang loay hoay trong nhiều năm qua về tối ưu dòng chip laptop.  

Nhiệt độ trên thân máy Surface Pro X

11. Bảo mật nghiêm ngặt

Ngoài khả năng bảo mật phần mềm qua Windows Hello, Surface Pro X còn được trang bị tính năng bảo mật dựa trên con chip TPM. Bất cứ sự xâm nhập trái phép nào sẽ được phần mềm Bitlocker phát hiện và tiến hành mã hóa dữ liệu ngay tức thì, giúp bảo vệ dữ liệu người dùng. 

Bảo mật nghiêm ngặt

12. Mức giá bán

Tại thời điểm ra mắt, laptop Surface Pro X được bán với mức giá 900$ với SQ1 và 1,900$ SQ2Nhưng đó là mức giá cách đây 4 năm, còn hiện nay các bạn có thể tham khảo mẫu Surface Pro X cũ với mức giá ưu đãi hơn rất nhiều. Tham khảo: dangvu.vn 

Giá bán Surface Pro X cũ

Xem thêm:

Kết luận

Có lẽ chính các bạn cũng đã có được câu trả lời cho thắc mắc: “Liệu Surface Pro X có đáng mua hay không?”. Chiếc laptop này xứng đáng có trong list “ Những chiếc laptop đáng mua năm 2023”. Bạn sẽ khó lòng tìm kiếm được mẫu laptop nào sở hữu thiết kế tinh tế, mỏng nhẹ, màn hình sắc nét với chân đế thay đổi linh hoạt và mức giá phải chăng đến vậy. 

Nếu bạn đang tìm mua một mẫu máy tính xách tay làm văn phòng thì đây là lựa chọn mà bạn không thể nào bỏ qua. Còn với nhu cầu đồ họa thì bộ vi xử lý Intel như Surface Pro 8, Surface Pro 9,…  sẽ là phương án phù hợp với bạn. 

Ngoài ra, các bạn đang có nhu cầu tìm Mua Surface - Đến Đăng Vũ hoặc có thể liên hệ Fanpage để được nhân viên chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc về thủ tục trả góp